Cây lạc tiên và 8 cách sử dụng chữa mất ngủ đơn giản, hiệu quả

Cây lạc tiên rất phổ biến ở nước ta, được xem như một loại dược liệu có tác dụng nâng cao sức khỏe cho con người như an thần, chữa mất ngủ, tim đập nhanh,… Tuy nhiên, chúng ta cần biết cách sử dụng và liều lượng để có thể tận dụng tối đa những lợi ích mà lạc tiên mang lại.

1 Cây lạc tiên là gì?

Lạc tiên có tên khoa học là Passiflora foetida L. , thuộc họ lạc tiên Passifloraceae. Tuy nhiên, lạc tiên ở Việt Nam được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như nhãn lồng, chùm bao,… thường mọc hoang ở các bãi đất trống, bờ bụi hoặc ven sông.

Lạc tiên là cây dạng thân dây leo bằng tua cuốn có nhiều lông mềm. Lá mọc so le, phiến chia làm 3 thùy, gân lá hình chân vịt, có lông ở hai mặt. Các tua cuống mọc ở kẻ lá cuộn lại giống như lò xo.

Hoa lạc tiên to, đều, mọc riêng lẻ ở kẽ lá, có màu trắng thêm tím nhạt ở gần phần nhụy. Quả có dạng hình tròn, thường ra quả từ tháng 5 đến tháng 7, có màu xanh khi còn non và màu vàng khi chín, chứa các hạt nhỏ có lớp áo hạt ăn được.

Trong lịch sử, người Mỹ bản địa đã sử dụng một loài thuộc chi này để điều trị các bệnh khác nhau như nhọt, vết thương, đau tai và các vấn đề về gan. Ở châu Âu, Passiflora được dùng trị buồn nôn, kích động.

Thành phần hóa học trong cây lạc tiên hầu hết là alkaloid và flavonoid. Thường sử dụng cả cây trừ rễ giúp an thần, trị suy nhược thần kinh, mất ngủ, lo âu, hồi hộp. Ngoài ra, nó được thêm vào để tạo hương vị cho một số loại thực phẩm và đồ uống.

Lạc tiên Passiflora foetida L. - vị thuốc quý điều trị mất ngủ

Lạc tiên Passiflora foetida L. – vị thuốc quý điều trị mất ngủ

2 Công dụng của lạc tiên

Lạc tiên thường được sử dụng dưới dạng tươi, khô (dùng để sắc), chiết xuất, điều chế thành viên nén, dạng bột, hoặc đóng gói dưới mọi hình thức. Trong y học cổ truyền, lạc tiên được xem là một dược liệu quý nhờ những các công dụng như: thanh nhiệt, giảm đau, chống viêm, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, bệnh trĩ…

Công dụng chữa mất ngủ của lạc tiên

Lạc tiên được biết đến nhiều nhất với tác dụng an thần, điều trị chứng lo âu và rối loạn giấc ngủ.

Lạc tiên có thể giúp cải thiện chất lượng của giấc ngủ nhờ khả năng làm tăng nồng độ axit gamma-aminobutyric (GABA). Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2011, những người tham gia đã được uống trà hoa lạc tiên hàng ngày và đã cảm thấy rằng chất lượng giấc ngủ của họ đã được cải thiện.[2]

Ngoài ra, một nghiên cứu khác cũng khẳng định công dụng làm giảm lo âu, giúp não được thư giãn ở những bệnh nhân chuẩn bị phẫu thuật từ 30-90 phút thông qua việc dùng Passiflora incarnata đường uống, 90 phút trước khi phẫu thuật.

Lạc tiên được biết đến nhiều nhất với công dụng trị mất ngủ, an thần

Lạc tiên được biết đến nhiều nhất với công dụng trị mất ngủ, an thần

4 Cách sử dụng và liều dùng của cây lạc tiên chữa mất ngủ

Bạn có thể dùng lạc tiên dưới dạng bột hoặc chế phẩm khô, pha với nước sôi để thành trà thảo mộc. Bên cạnh đó, bạn còn có thể sử dụng lạc tiên dưới dạng trà túi lọc đóng gói sẵn ở trên thị trường. Mỗi ngày bạn chỉ nên dùng từ 6 – 16g cây khô dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu, tùy theo mục đích sử dụng.

Ngoài ra, bạn cần cẩn thận khi sử dụng cây lạc tiên vì nó có thể gây ra các tác dụng phụ không đáng có. Đồng thời, bạn cũng nên chú ý đến cách dùng và liều dùng trong quá trình sử dụng cây để nó có thể phát huy hết tác dụng nhằm nâng cao sức khỏe cho con người.

Nếu bạn muốn sử dụng lạc tiên như một phương pháp điều trị, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đạt hiệu quả mong muốn

Mặc dù là dược liệu thiên nhiên nhưng bạn cũng nên lưu ý cách dùng và liều dùng của cây

Mặc dù là dược liệu thiên nhiên nhưng bạn cũng nên lưu ý cách dùng và liều dùng của cây

5 Một số bài thuốc chữa mất ngủ từ cây lạc tiên

Dùng lạc tiên trị ngủ không yên giấc

  • Bạn thu hái cây trên mặt đất, bỏ rễ, rửa sạch, phơi khô và cắt khúc 3 – 5cm.
  • Sắc từ 8 – 16g lạc tiên khô và thưởng thức.
Bài thuốc chữa chứng ngủ không yên giấc

Bài thuốc chữa chứng ngủ không yên giấc

Lạc tiên trị mất ngủ, lo âu, đau đầu, choáng váng

  • Cho lạc tiên và nước vào nồi theo tỷ lệ 1:1, nấu đến khi thành cao lỏng, thêm một chút đường cho dễ uống.
  • Ngày uống 2 – 3 lần, sau bữa ăn và trước khi đi ngủ, mỗi lần dùng 50 – 100ml.
Bài thuốc chữa bệnh đau đầu, choáng váng từ lạc tiên

Bài thuốc chữa bệnh đau đầu, choáng váng từ lạc tiên

Lạc tiên chữa mất ngủ, tim hồi hộp

  • Cho 50g lạc tiên, kết hợp cùng với các vị thuốc khác: 2g tâm sen, 10g lá dâu tằm, 30g lá vông, 90g đường, sắc uống mỗi ngày.
  • Hoặc có thể dùng 15g chế phẩm khô nấu nước uống thay trà mỗi ngày.
  • Uống liên tục từ 7 – 10 ngày bạn sẽ thấy hiệu quả mà lạc tiên mang lại.
Bạn có thể dùng trà lạc tiên mỗi ngày để làm giảm tình trạng tim hồi hộp

Bạn có thể dùng trà lạc tiên mỗi ngày để làm giảm tình trạng tim hồi hộp

Lạc tiên điều trị suy nhược thần kinh, chữa mất ngủ

  • Sử dụng dạng tươi hoặc khô sắc nước uống: cho 8 – 16g lạc tiên sắc nước uống, bạn cũng có thể thêm lá dâu hoặc tâm sen để uống cùng.
  • Chế biến thành dạng cao lỏng: 50g lạc tiên, 30g lá vông, 10g lá dâu tằm, 2.2g tâm sen, 90g đường, nước vừa đủ 100ml.
  • Dùng 2 – 4 thìa cà phê mỗi ngày, trước khi đi ngủ.
Bạn có thể dùng chế phẩm khô để cải thiện tình trạng mất ngủ

Bạn có thể dùng chế phẩm khô để cải thiện tình trạng mất ngủ

Dùng lạc tiên làm dịu thần kinh, an thần

  • Bạn cho 20g lạc tiên, 12g hạt sen, 10g lá tre, 10g lá dâu, 10g táo nhân sao, 6g xương bồ, 6g cam thảo và 2g lá vông nem vào nồi, thêm 600ml nước.
  • Sắc cho đến khi còn khoảng 200ml thì dừng lại.
  • Dùng 7 – 10 ngày, mỗi ngày uống 1 thang.
Bài thuốc giúp làm dịu thần kinh từ dược liệu lạc tiên

Bài thuốc giúp làm dịu thần kinh từ dược liệu lạc tiên

Lạc tiên trị khó ngủ ở người lớn tuổi

  • Cho 500g cây lạc tiên (toàn cây, bao gồm cả rễ), 300g hoa thiên lý, 100g lá mướp đắng non rửa sạch, phơi khô.
  • Tiến hành sao vàng hạ thổ trong 1 tháng, sau đó nghiền thành bột.
  • Thêm 50g đậu xanh (còn vỏ), rang chín, xay thành bột mịn.
  • Trộn đều hỗn hợp lại với nhau và bảo quản trong lọ thủy tinh.
  • Mỗi lần sử dụng lấy 3 thìa cà phê pha với 100ml nước sôi để nguội uống thay trà.
Bài thuốc chữa mất ngủ ở người già từ lạc tiên

Bài thuốc chữa mất ngủ ở người già từ lạc tiên

Nấu canh lạc tiên

  • Mỗi lần bạn lấy khoảng 100 – 200g lạc tiên tươi cắt ngọn, rửa sạch lại với nước, sau đó bạn có thể dùng để nấu canh như các loại canh rau khác.
  • Thời gian tốt nhất để sử dụng là vào buổi chiều hoặc vài giờ trước khi đi ngủ.
Bạn có thể dùng lạc tiên để nấu canh thay cho các loại rau khác

Bạn có thể dùng lạc tiên để nấu canh thay cho các loại rau khác

Dùng lạc tiên kết hợp các dược liệu an thần khác

  • Bạn kết hợp lạc tiên, lá vông, lá dâu, lá sen mỗi thứ khoảng 20g.
  • Mỗi ngày sắc 1 thang, uống liên tục trong 2 – 3 tuần cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
Sử dụng lạc tiên với các vị thuốc khác vẫn được người dân sử dụng cho đến ngày nay

Sử dụng lạc tiên với các vị thuốc khác vẫn được người dân sử dụng cho đến ngày nay

6 Lưu ý khi dùng cây lạc tiên trị mất ngủ

  • Lưu ý hình dạng, đặc điểm của lạc tiên Passiflora foetida L. với lạc tiên Nam bộ, lạc tiên tây và chanh dây.
  • Bạn không nên dùng lạc tiên uống thay trà quá 1 tuần và dùng làm thuốc quá 8 tuần.
  • Hạn chế sử dụng khi đang trong thời kỳ mang thai vì có thể gây chuyển dạ sớm, gây ra các cơn co thắt tử cung.
  • Tránh sử dụng khi đang cho con bú và hạn chế cho trẻ em sử dụng lạc tiên vì có thể gây rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy ở trẻ.
  • Tránh sử dụng đối với bệnh nhân trước khi phẫu thuật vì có thể gây tác dụng phụ với các thuốc gây mê khác.
  • Người có các bệnh lý như suy thận, huyết áp thấp không nên sử dụng lạc tiên.
  • Lạc tiên có thể gây ra các triệu chứng khó chịu như buồn ngủ, chóng mặt, lú lẫn… Nếu sử dụng một liều lượng cao có thể làm suy nhược hệ thống thần kinh trung ương, làm chậm nhịp tim hoặc thậm chí là gây rối loạn nhịp tim.
  • Nếu bạn tự thu hoạch lạc tiên, hãy rửa kỹ thật sạch bằng nước để loại bỏ sâu bệnh và bụi bẩn.
  • Lựa chọn những nơi uy tín để mua, tránh sử dụng chế phẩm khi đã có dấu hiệu ẩm mốc.
  • Mặc dù là dược liệu từ thiên nhiên, nhưng bạn cũng không thể tùy ý sử dụng một cách thoải mái, vì vậy hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Theo: nhathuocankhang.com

Tổng 8 đã xem, 1 xem hôm nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *